Ung thư vú: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Cập nhật lần cuối: 25-07-24 bởi BS. Lê Lý Trọng Hưng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ mắc người mắc bệnh ung thư vú trên toàn cầu đang ngày càng gia tăng không có dấu hiệu giảm và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Tại Việt Nam, ung thư vú là bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất và đứng thứ ba về tỷ lệ tử vong ở nữ giới. Việc nhận thức về dấu hiệu, hành động sớm (theo dõi, điều trị) và cách phòng ngừa ung thư vú là điều cần thiết. Bài viết này Viện Giáp Vú Gan chia sẻ thông tin chi tiết đến bạn.

1.Ung thư vú là bệnh gì?

Ung thư vú là một bệnh lý ác tính phát triển bên trong mô vú. Các tế bào ác tính này có thể lan rộng ra toàn bộ vú và di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Đây là loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới.

Theo Globocan báo cáo dữ liệu năm 2020 cho thấy tỷ lệ mắc mới ung thư vú ở nữ giới là 24.5%, cao nhất trong số các loại ung thư ở phụ nữ. Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 21.555 trường hợp mới mắc bệnh ung thư vú và hơn 9.315 người tử vong vì căn bệnh này.

Các tế bào trong mô vú tăng sinh bất thường, hình thành nên khối u ác tính.

Xem thêm: Khối u trong vú: Nguyên nhân, phân loại và chẩn đoán

2.Các giai đoạn của ung thư vú?

Ung thư vú được phân thành 4 giai đoạn . Mỗi giai đoạn phản ánh mức độ tiến triển của tế bào ung thư vú trong cơ thể bệnh nhân.

  • Giai đoạn 0 – Tiền ung thư: Đây là giai đoạn sớm nhất, khi các tế bào ung thư vẫn chưa xâm lấn mà chỉ bắt đầu phát triển bất thường trong các ống dẫn sữa.
  • Giai đoạn I – Xâm lấn: Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã vượt ra khỏi vị trí ban đầu và bắt đầu xâm nhập vào các mô vú khỏe mạnh.
  • Giai đoạn II – Phát triển: Khối u vú lớn hơn so với giai đoạn I, nhưng chưa di căn sang các bộ phận của cơ thể.
  • Giai đoạn III – Lan rộng: Các tế bào ung thư đã tiến triển và lây lan đến các hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn IV – Di căn: Đây là giai đoạn tiến triển nhất, khi ung thư đã lan đến các vùng khác của cơ thể. Điều trị ở giai đoạn này khó khăn hơn so với các giai đoạn trước.

Ung thư vú khác biệt với nhiều loại ung thư khác ở chỗ nó hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Khoảng 80% bệnh nhân có cơ hội khỏi bệnh hoàn toàn nếu được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn đầu.

3.Dấu hiệu nhận biết ung thư vú không nên bỏ qua

2.1.Tuyến vú hoặc nách có khối u bất thường

Các khối này có thể cố định hoặc di chuyển, kích thước thay đổi và ranh giới không rõ ràng, có thể gây đau hoặc không đau.

2.2.Nách nổi hạch

Sưng hạch bạch huyết có thể là dấu hiệu của các bệnh thông thường như cảm cúm hoặc nhiễm trùng, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Nếu bạn có khối u hoặc vết sưng đau dưới da kéo dài trong vài ngày mà không rõ nguyên nhân, điều này có thể là dấu hiệu cảnh báo vú có khối u ác tính.

2.3.Đau ngực

Triệu chứng đau tức ngực và căng tức tuyến vú trong thai kỳ hoặc trong những ngày hành kinh được xem là bình thường. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này xuất hiện trong các ngày bình thường và cơn đau kéo dài, ngày càng tăng khi đến kỳ kinh nguyệt, bạn nên đi khám bác sĩ kiểm tra sức khỏe tuyến vú.

2.4. Vú to bất thường

Nếu bạn nhận thấy vú tăng kích thước bất thường, hai bên vú không đều nhau, hoặc thường xuyên cảm thấy cương cứng, đây có thể là dấu hiệu của ung thư vú.

2.5.Vùng da ở ngực thay đổi

Nếu bạn thấy da vùng vú xuất hiện những thay đổi như đỏ, sưng hoặc có vẻ như da cam sần sùi, hãy đến khám bác sĩ ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh ung thư vú đã bước vào giai đoạn muộn.

2.6.Núm vú bị tụt

Nếu nhận thấy núm vú đột nhiên có xu hướng thụt hẳn vào trong, kèm theo dấu hiệu cứng, không kéo ra được. Bên cạnh đó, có thể xuất hiện tình trạng da núm vú sưng đỏ, tróc vảy, và nhăn nheo bất thường.

2.7.Tiết dịch núm vú

Núm vú đột nhiên tiết dịch hoặc chảy máu, có thể đi kèm với đau hoặc không đau, đặc biệt khi những triệu chứng này chỉ xuất hiện ở một bên vú.

Ung thư vú sẽ gây nên hiện tượng tiết dịch núm vú

4.Các phương pháp chẩn đoán ung thư vú

  • Khám vú: bao gồm khám cả hai bên vú và các vùng lân cận như nách và vùng thượng đòn để phát hiện hạch. Ngoài ra, cần kết hợp thăm khám các cơ quan và bộ phận khác. Một số triệu chứng ung thư vú cần chú ý bao gồm đau đầu, đau xương và khó thở, vì đây có thể là dấu hiệu của di căn xa.
  • Siêu âm vú: bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm vú thông thường, siêu âm 3D, siêu âm đàn hồi hoặc siêu âm quét thể tích vú tự động tùy vào từng trường hợp cụ thể.
  • Chụp nhũ ảnh ( X-quang tuyến vú): là phương pháp sử dụng tia X để ghi lại hình ảnh của tuyến vú nhằm phát hiện sớm các bất thường. Phương pháp này thường được chỉ định cho phụ nữ trên 40 tuổi, hoặc khi có các triệu chứng như sờ thấy khối u, da vú dày lên hoặc lõm vào, xuất hiện dịch tiết, núm vú bị thụt vào bất thường và có các vết loét gây đau đớn ở núm vú.
  • Sinh thiết vú: phương pháp lấy một phần khối u hoặc lấy hoàn toàn khối u vú dưới sự phân tích của các chuyên gia giải phẫu bệnh cùng kính hiển vi về các chỉ số hình thái tế bào và cấu trúc mô vú.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): khi chưa xác định được bản chất của tổn thương sau khi chụp nhũ ảnh, hoặc khi phần vú đã trải qua phẫu thuật tạo hình trước đó bác sĩ có thể chỉ định chụp cộng hưởng từ.

5.Phòng ngừa ung thư vú

5.1.Tự kiểm tra vú tại nhà

Theo bác sĩ Viện Giáo Vú Gan, việc tự khám vú là rất quan trọng để phát hiện sớm ung thư vú bằng cách nhận diện những dấu hiệu bất thường ở vú.

Bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra vú tại nhà và nên thực hiện định kỳ hàng tháng, tốt nhất vào khoảng ngày 7 đến 10 của chu kỳ kinh nguyệt (Ngày 1 của chu kỳ là ngày đầu tiên bạn thấy kinh) vì vào thời điểm này, vú thường mềm nhất, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc phát hiện bất thường. Bạn có thể làm theo hướng dẫn trong hình dưới đây để thực hiện tự khám một cách hiệu quả.

Các bước hướng dẫn tự khám vú tại nhà

5.2.Chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng không chỉ giúp ngăn ngừa ung thư vú mà còn làm tăng khả năng bảo vệ cơ thể khỏi nhiều loại bệnh khác. Để phòng tránh ung thư ở vú, nên bổ sung vào chế độ ăn các loại rau họ cải như cải mầm, cải thìa, súp lơ, cùng với quả óc chó, cá béo, thực phẩm giàu carotenoid, các loại quả mọng, cà chua và đặc biệt là cần tây.

5.3.Thường xuyên tập thể dục 

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ tập thể dục hơn 4 tiếng/ tuần có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn so với những người không tập thể dục. Tác dụng của việc tập luyện trong việc giảm nguy cơ mắc ung thư vú đặc biệt rõ ràng ở phụ nữ tiền mãn kinh.

5.4.Thực hiện tầm soát vú định kỳ

Thời kỳ “tiền lâm sàng” của ung thư vú kéo dài từ 8 đến 10 năm, vì vậy việc thực hiện khám sàng lọc rất quan trọng trong việc phát hiện và điều trị bệnh một cách hiệu quả. Nếu ung thư được phát hiện ở giai đoạn 1, tỷ lệ chữa khỏi có thể vượt quá 80%, và ở giai đoạn 2, tỷ lệ này là 60%, đồng thời có thể bảo tồn được vú. Tuy nhiên, ở giai đoạn 3, khả năng chữa khỏi hoàn toàn rất thấp. Khi bệnh đã tiến đến giai đoạn 4, việc điều trị chủ yếu nhằm mục đích kéo dài cuộc sống và giảm bớt cơn đau.

Tầm soát ung thư vú định kỳ là một trong những yếu tố quan trọng phát hiện ung thư giai đoạn sớm

Tại Viện Giáp Vú Gan  cung cấp đầy đủ các xét nghiệm để tầm soát ung thư vú, bao gồm siêu âm tuyến vú, nhũ ảnh (chụp X-quang tuyến vú), chụp cộng hưởng từ tuyến vú (MRI) và các xét nghiệm sinh thiết – giải phẫu bệnh nhằm xác định tính chất của các tế bào, xem chúng có lành tính hay ác tính. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh hiện đại mang lại kết quả chẩn đoán chính xác.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị  xin vui lòng liên hệ:

  VIỆN GIÁP VÚ GAN – BS LÊ LÝ TRỌNG HƯNG

Ung thư vú là một căn bệnh tiến triển âm thầm và khó phát hiện. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu bất thường là rất quan trọng. Hy vọng rằng bài viết này, Viện Giáp Vú Gan đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *