Cập nhật lần cuối: 25-07-24 bởi BS. Lê Lý Trọng Hưng
Hiện nay, u tuyến giáp đang là bệnh lý phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam, đang có xu hướng ngày trẻ càng trẻ hóa. Tuy nhiên, u tuyến giáp không có triệu chứng rõ ràng. Vì vậy, việc nhận biết các triệu chứng bệnh là việc quan trọng để lựa chọn phương pháp điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm. Bài viết này, Viện Giáp Vú Gan sẽ chia sẻ u tuyến giáp là gì? Triệu chứng lâm sàng và phương pháp điều trị.
U tuyến giáp là gì?
U tuyến giáp là tình trạng các tế bào tuyến giáp tăng sinh quá mức hoặc mất kiểm soát, dẫn đến việc hình thành các khối u tuyến giáp. Khối u này tác động đến chức năng và cơ chế hoạt động của tuyến giáp. Các khối u tuyến giáp thường lành tính, nhưng cũng có một số ít trường hợp chúng có thể trở thành ác tính. Khi các khối u này phát triển lớn, chúng có thể chèn ép và gây khó khăn cho hoạt động thở và nuốt, đồng thời gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.
U tuyến giáp kích thước lớn sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động thở, nuốt và gây mất thẩm mỹ
Ở Việt Nam, có đến khoảng 5 triệu người mắc bệnh u tuyến giáp, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ba lần so với nam giới.
Có mấy loại u tuyến giáp?
Khối u tuyến giáp có 2 dạng là đơn nhân hoặc đa nhân. Trong giai đoạn đầu, rất khó phát hiện khi sờ bằng tay do kích thước nhỏ (đường kính dưới 1cm). Hầu hết nhân ở dạng đặc, khoảng 15-20% ở dạng dịch lỏng. U tuyến giáp được phân thành hai loại là u lành tính và u ác tính.
- U tuyến giáp lành tính: là loại phổ biến nhất, chiếm đến hơn 90% tỷ lệ mắc bệnh trong tổng số các trường hợp. Người bệnh thường trải qua các triệu chứng như mệt mỏi, tăng cân, cảm giác không thoải mái và buồn ngủ. Đặc trưng nhất là kích thước của tuyến giáp có thể tăng lên, đồng thời gây ra sự tăng sản xuất hormone giáp. Đối với u tuyến giáp lành tính, việc điều trị cần được thực hiện kịp thời để ngăn chặn sự phát triển to lớn của khối u và tránh tình trạng cường giáp kéo dài.
- U tuyến giáp ác tính: chiếm 4-7% tổng số ca bệnh u tuyến giáp, nhưng khối u trong tuyến giáp có khả năng lan rộng và tấn công cơ quan và mô xung quanh. Để chống lại bệnh ung thư tuyến giáp, cần sử dụng một loạt phương pháp điều trị, bao gồm phẫu thuật, tia X, và hóa trị. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư tuyến giáp trên khoảng 5 năm có thể đạt đến 95%.
Nguyên nhân gây nên bệnh u tuyến giáp
Đến nay, nguyên nhân gây ra u tuyến giáp vẫn chưa được lý giải một cách chính xác, nhưng những yếu tố nguy cơ sau đây được cho là góp phần vào sự phát triển của bệnh. Cụ thể:
Yếu tố di truyền
Nếu trong gia đình có cha mẹ, anh chị em hoặc người thân đã từng mắc bệnh tuyến giáp, thì khả năng mắc phải căn bệnh này cũng cao hơn so với người không có tiền sử bệnh tuyến giáp.
Tuổi tác và giới tính
Theo thống kê ghi nhận, tỷ lệ mắc bệnh u tuyến giáp ở phụ nữ cao hơn gấp năm lần so với nam giới cùng độ tuổi. Nguyên nhân chính là do hormone ở phụ nữ kích thích sự hình thành u bướu mạnh mẽ hơn so với nam giới. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh u tuyến giáp càng tăng lên theo sự gia tăng của độ tuổi.
Nhiễm các chất phóng xạ, chất độc hại
Khi tiếp xúc thường xuyên với các chất phóng xạ và chất độc hại trong quá trình công việc và sinh sống có thể gây ra biến đổi gen, thay đổi tính chất và hoạt động của tuyến giáp. Điều này có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp, đặc biệt là ung thư.
Suy giảm hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập và gây hại của các yếu tố gây bệnh. Khi hệ miễn dịch bị rối loạn hoặc suy giảm, nó tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại tấn công và gây bệnh. Tuyến giáp là một cơ quan bị ảnh hưởng trực tiếp khi cơ thể suy giảm miễn dịch, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tuyến giáp, bao gồm cả u tuyến giáp.
Tiêu thụ thiếu hoặc thừa i-ốt
Bổ sung thừa hoặc thiếu I-ốt đều có liên quan trực tiếp đến các bệnh về tuyến giáp, trong đó có u tuyến giáp. Nếu sử dụng quá nhiều I-ốt, có thể gây tình trạng cường giáp. Ngược lại, nếu thiếu I-ốt, có thể dẫn đến suy giáp. Theo khuyến cáo, mỗi người cần cung cấp khoảng 150mcg I-ốt mỗi ngày.
Mắc các bệnh lý tuyến giáp
Người đang mắc phải bệnh lý tuyến giáp như viêm giáp, suy giảm hormone tuyến giáp, hay nang giáp, thường có khả năng mắc bệnh u tuyến giáp rất cao.
Các yếu tố khác
Những người đang thừa cân và béo phì, thường xuyên tiêu thụ rượu bia, thuốc lá, cũng như thiếu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống và duy trì lối sống không lành mạnh, đều có khả năng cao mắc bệnh u tuyến giáp.
Triệu chứng nhận biết u tuyến giáp
Đa phần bệnh u tuyến giáp không có biểu hiện hay triệu chứng nổi bật, làm cho việc nhận biết chúng trở nên khó khăn. Tuy nhiên, đôi khi, khi khối u có kích thước lớn, nó có thể gây ra những triệu chứng của bệnh như:
- Khối u ở vùng cổ có thể nhìn và sờ thấy
- Khối u chèn ép lên dây thanh quản, dẫn đến giọng nói khàn.
- Khối u chèn vào khí quản hoặc thực quản, gây khó thở hoặc khó nuốt.
- Cường giáp với các triệu chứng như giảm cân không rõ nguyên nhân, run, tăng mồ hôi, lo lắng, nhịp tim nhanh, rối loạn kinh nguyệt, tiêu chảy và đi tiểu thường xuyên hơn, khẩu vị thay đổi.
- Suy giáp có thể xuất hiện với triệu chứng như mệt mỏi, tê và ngứa ở tay, tăng cân, da và tóc khô, thô ráp, táo bón, trầm cảm, kinh nguyệt nhiều và thường xuyên.
Các phương pháp điều trị u tuyến giáp
Để xác định chính xác có mắc bệnh tuyến giáp hay không, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm vùng cổ để đánh giá vị trí, kích thước, và số lượng nhân giáp. Trong trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ sẽ quyết định thực hiện chọc hút tế bào tuyến giáp để thu thập mẫu mô bệnh phẩm, từ đó sẽ xác định tính chất lành tính hoặc ác tính của khối u.
Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Hiện nay, có ba phương pháp chính được chuyên gia áp dụng để loại bỏ khối u tuyến giáp, đó là:
Tiêm cồn tuyệt đối
Phương pháp này sẽ giảm kích thước của khối u mà không yêu cầu thực hiện ca phẫu thuật, thường được chỉ định đối với trường hợp u giáp có thành phần dịch. Tiêm cồn tuyệt đối hoạt động theo cơ chế sẽ làm đông máu và huyết khối tại các tĩnh mạch nhỏ, gây mất nước cho tế bào và hình thành vón cục protein, dẫn đến sự tổn thương và hoại tử của tế bào. Quá trình này còn kèm theo việc tiêu hủy tế bào tiết dịch, đồng thời tăng cường quá trình xơ hóa mô khi tế bào tiếp xúc với ethanol.
Dưới hướng dẫn siêu âm, bác sĩ hút sạch dịch khoang khối u và tiêm cồn vào giúp khối u nang xẹp dần và tự mất sau 2-3 lần hút dịch. Phương pháp xâm lấn ít, không gây sẹo và chi phí thấp.
Đốt sóng cao tần RFA điều trị u tuyến giáp
Phương pháp đốt sóng cao tần RFA là một phương pháp sử dụng năng lượng nhiệt để loại bỏ khối u, được đánh giá cao với nhiều ưu điểm cao. Để thực hiện phương pháp này, một điện cực được duy trì ở nhiệt độ khoảng 60-100 độ C dưới hướng dẫn của siêu âm và đặt tại trung tâm của khối u. Năng lượng nhiệt này gây khô mô xung quanh, dẫn đến mất nước tế bào và hoại tử trong khối u, từ đó giảm thể tích của bướu giáp.
Phương pháp này có nhiều ưu điểm, bao gồm đảm bảo tính thẩm mỹ, không để lại sẹo, thời gian thực hiện nhanh chóng trong khoảng 30-60 phút, không yêu cầu thời gian nghỉ dưỡng, và tránh được những biến chứng như khàn giọng hoặc suy giáp. Nó thường được áp dụng cho các trường hợp u lành tính có kích thước từ 1,5cm, đặc biệt là khi xuất hiện các triệu chứng như nuốt nghẹn, đau vùng cổ, khó nói, hoặc khi khối u tạo áp lực lên các cấu trúc xung quanh hoặc gây cường giáp.
Đốt sóng cao tần RFA u tuyến giáp là phương pháp hiện đại mang nhiều ưu điểm vượt trội
Viện Giáp Vú Gan là một trong những đia chỉ uy tín can thiệp đốt sống cao tần, sỡ hữu chuyên gia giàu kinh nghiệm. Bác sĩ có nhiều năm công tác tại bệnh viện tuyến trung ương. Hơn 10.000 ca u tuyến giáp đã được điều trị thành công, đảm bảo thẩm mỹ và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Để tìm hiểu thông tin và chi phí đốt sóng cao tần (FRA) tại Viện Giáp Vú Gan, quý khách có thể liên hệ theo thông tin dưới đây:
|
Phẫu thuật bóc u tuyến giáp
Phẫu thuật bóc u tuyến giáp được thực hiện trong những trường hợp sau đây:
U lành tính có kích thước lớn, xâm lấn sâu vào trung thất, hoặc gây áp lực lớn, đặc biệt là khi nó chiếm hết mô giáp.
U tuyến giáp có tính chất ác tính, đã xâm lấn và gây tổn thương.
Khi bệnh nhân được gây mê nội khí quản, bác sĩ sẽ thực hiện một cắt mổ theo đường nếp lằn cổ hoặc hình chữ U. Sau đó, bác sĩ sẽ bóc tách vạt da, thăm sát tuyến giáp và tiến hành bóc tách khối u. Khi quá trình bóc tách khối u hoàn tất, bác sĩ sẽ đặt sonde dẫn lưu và đóng vết mổ.
U tuyến giáp lành tính hoặc ác tính đều có thể được điều trị khỏi hoàn toàn, ngay cả khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Điều này là kết quả của sự tiến bộ trong các phương pháp điều trị hiện đại. Quan trọng nhất là nhận biết sớm các dấu hiệu của u tuyến giáp để có thể điều trị kịp thời và hiệu quả tối ưu. Hy vọng những thông tin Viện Giáp Vú Gan vừa chia sẻ sẽ hữu ích đến bạn.