Bị u tuyến giáp kiêng ăn gì để không trở nặng?

Cập nhật lần cuối: 25-07-24 bởi BS. Lê Lý Trọng Hưng

U tuyến giáp là một bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở nữ giới. Bên cạnh việc dùng thuốc đúng theo chỉ định của Bác sĩ thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị u tuyến giáp. Vậy người mắc bệnh u tuyến giáp kiêng ăn gì để giảm nguy cơ trở nặng. Trong bài viết này Viện Giáp Vú Gan sẽ giải đáp những thắc mắc trên.

1.U tuyến giáp là bệnh gì?

U tuyến giáp là tình trạng các tế bào tuyến giáp tăng sinh một cách mất kiểm soát, hình thành nên khối u. U tuyến giáp thường là khối u lành tính và phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Các khối u này khi phát triển lớn sẽ mang lại nhiều phiền toái cho người bệnh. Đầu tiên, chúng sẽ gây chèn ép các cơ quan dẫn đến cổ sưng to, khàn tiếng, khó thở, nuốt vướng, người mệt mỏi,…đồng thời chúng còn gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.

U tuyến giáp gây mất thẩm mỹ vùng cổ và ảnh hưởng đến các hoạt đông thở và nuốt

Xem thêm: U tuyến giáp là gì? Triệu chứng lâm sàng và phương pháp điều trị

 

 

2.Dấu hiệu nhận biết khi bị u tuyến giáp?

Sau đây là một số biểu hiện điển hình của bệnh u tuyến giáp:

  • Sự tăng trưởng kích thước: Tuyến giáp tăng kích thước và phình lên gây ra cảm giác khó chịu ở cổ.
  • Khàn giọng và khó thở: Việc tuyến giáp tăng kích thước gây ra áp lực lên các cơ xung quanh, bao gồm cả khí quản và dây thanh giọng làm thay đổi giọng nói và quá trình hô hấp trở nên khó khăn hơn.
  • Cân nặng thay đổi: Người mắc bệnh u tuyến giáp có thể tăng hoặc giảm cân đột ngột mà không rõ lý do.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược: hormone suy giảm khiến lượng serotonin trong não ảnh hưởng làm cho cơ thể cảm thấy chán nản, mệt mỏi.
  • Thay đổi tâm trạng: Bệnh nhân có thể trở nên lo lắng, căng thẳng, hoặc kích động một cách bất thường.

3.U tuyến giáp kiêng ăn gì?

Ngoài việc tuân thủ và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, việc u tuyến giáp kiêng ăn gì để tránh trở nặng đang là mối quan tâm hàng đầu. Dưới đây là một số thực phẩm khi bị u tuyến giáp cần hạn chế tiêu thụ:

3.1 Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành

Đậu nành là thường được xem là thực phẩm mang nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó không phù hợp cho những người mắc bệnh u tuyến giáp. Theo các chuyên gia, isoflavone có trong đậu nành có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ i-ốt của tuyến giáp, gây ra sự cản trở quá trình sản xuất hormone. Vì vậy, những người mắc bệnh u tuyến giáp nên giảm tiêu thụ các chế phẩm từ đậu nành. Nếu dùng phải đảm bảo cơ thể cung cấp đủ i-ốt.

3.2 Thực phẩm đóng hộp

Các loại thực phẩm đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản, chất phụ gia không tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với người đang đối mặt về bệnh tuyến giáp. Đồng thời, các loại thực phẩm này chứa lượng chất béo cao làm giảm quá trình sản xuất hormon giáp, ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.

Thực phẩm đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia gây ảnh hưởng sức khỏe

3.3 Thực phẩm giàu thực chất xơ: súp lơ, bông cải

Các loại rau thuộc họ cải như bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, cải xoăn, củ cải, cải ngọt, có chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng quan trọng. Tuy nhiên, chúng cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp bằng cách cản trở sản xuất hormone tuyến giáp và ngăn chặn sự hấp thụ i-ốt.

Để giảm tác động của rau họ cải đối với tuyến giáp, người bệnh cần nấu chín chúng trước khi ăn. Điều này giúp giảm lượng chất gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp. Để duy trì chức năng bình thường của tuyến giáp, mỗi ngày chỉ cần bổ sung khoảng 142 gram rau họ cải vào chế độ ăn uống.

3.4 Lúa mạch, lúa mì

Các loại ngũ cốc như: lúa mạch, lúa mì, các loại ngũ cốc khác có chứa nhiều gluten. Gluten là loại protein làm giảm quá trình hấp thụ thuốc thay thế hormon giáp mang lại nhiều ảnh hưởng xấu đến cho người mắc bệnh u giáp.

3.5 Chất kích thích

Các thực phẩm, đồ uống có chứa các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê,… là các loại thực phẩm có thể làm cho tình trạng bệnh u tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn.

Sử dụng các loại thực phẩm này thường xuyên sẽ làm tổn thương các tế bào tuyến giáp. Đồng thời, gây ra chứng suy giáp do chúng làm giảm tổng lượng hormon giáp trong máu. Đối với người bệnh u tuyến giáp, những chất này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của tuyến giáp làm giảm khả năng hấp thu thuốc điều trị và gây rối loạn hoạt động sản xuất hormon.

3.6 Nội tạng động vật

Nội tạng động vật chứa hàm lượng axit lipoic khá cao làm ảnh hưởng đến một số loại thuốc điều trị tuyến giáp. Vì vậy, bệnh nhân nên tránh xa các loại nội tạng động vật để bệnh không trở nện nặng.

Nội tạng động vật chứa hàm lượng axit lipoic khá cao

3.7 Đường và các chất tạo ngọt

Khi tiêu thụ quá nhiều nhiều đường hay các chất tạo ngọt thì cơ thể không thể chuyển hóa hoàn toàn đường thành năng lượng gây ra tình trạng thừa đường, tăng căng làm ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của tuyến giáp.

Bài viết trên, Viện Giáp Vú Gan đã chia sẻ thông tin người mắc u tuyến giáp kiêng ăn gì để bệnh tình không trở nặng. Để điều trị bệnh u tuyến giáp hiệu quả thì việc tìm hiểu các thực phẩm không nên ăn là gì là vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm có hại. Tăng cường bổ sung những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe là điều cần thiết.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *