Áp xe vú có nguy hiểm không? Dấu hiệu và các phương pháp điều trị 

Cập nhật lần cuối: 01-10-24 bởi BS. Lê Lý Trọng Hưng

Áp xe vú là một dạng nhiễm trùng ở mô vú, do vi khuẩn gây ra. Tình trạng này phổ biến ở phụ nữ sau khi sinh và trong giai đoạn cho con bú. Vậy liệu áp xe ở ngực có tiềm ẩn nguy cơ đáng lo ngại không? Bài viết này bác sĩ Viện Giáp Vú Gan sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.

1.Áp xe vú là bệnh gì?

Áp xe vú là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm sưng dẫn đến việc mủ tích tụ dưới da vú. Ổ áp xe có thể phát triển ở phía trước, bên trong hoặc phía sau tuyến vú. Quá trình hình thành áp xe thường trải qua ba giai đoạn chính: bắt đầu với tình trạng viêm nhiễm, tiếp theo là giai đoạn tạo thành ổ áp xe, và cuối cùng là giai đoạn tiến triển dẫn đến hoại tử.

Hình minh họa áp xe vú

Hầu hết các trường hợp áp xe vú thường lành tính. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân gặp phải tình trạng áp xe ngực và không cho con bú, đặc biệt là ở độ tuổi trung niên, bác sĩ cần phải điều tra để loại trừ khả năng có nguyên nhân nghiêm trọng hơn như ung thư vú đang viêm. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần được kiểm tra tiểu đường mới khởi phát nếu không cho con bú mà bị áp xe ở vú. Quan trọng là bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời bệnh nhiễm trùng vú và áp xe, nhằm ngăn chặn nguy cơ tái phát.

2.Nguyên nhân gây áp xe ở vú

Nguyên nhân dẫn đến áp xe vú là do nhiễm trùng tại tuyến vú gây tích tụ mủ. Tình trạng viêm vú cũng có thể trở thành yếu tố gây nhiễm trùng.

Áp xe ở vú thường liên quan đến việc cho con bú, khi vi khuẩn từ da hoặc miệng của bé xâm nhập, gây nhiễm trùng không được điều trị kịp thời và phát triển thành áp xe. Phụ nữ đang cho con bú có nguy cơ viêm vú cao nhất trong khoảng 6 tuần sau sinh.

Áp xe vú ở người cho con bú chủ yếu do vi khuẩn Staphylococcus Aureus và Streptococcus sp gây ra, với tụ cầu vàng kháng methicillin ngày càng trở nên phổ biến. Tình trạng này không xuất phát từ việc tiết sữa mà từ sự kết hợp của các loại vi khuẩn tụ cầu, Streptococcus và vi khuẩn kỵ khí.

Tình trạng viêm vú cũng có thể trở thành yếu tố gây nhiễm trùng.

3.Triệu chứng nhận biết áp xe vú

Các dấu hiệu phổ biến của áp xe vú bao gồm:

  • Đau vú.
  • Da vùng vú bị đỏ.
  • Sưng viêm.
  • Cảm giác nóng ấm ở da.
  • Tiết dịch từ núm vú.
  • Dịch mủ chảy ra từ các vị trí khác trên vú, gọi là rò mủ.

Nếu nhiễm trùng tiến triển, người bệnh có thể gặp sốt, ớn lạnh và mệt mỏi. Trong trường hợp này, nên nhanh chóng đến bác sĩ kiểm tra. Nếu đang sử dụng thuốc kháng sinh nhưng sau 2 ngày điều trị không thấy cải thiện, hãy đến bác sĩ để được tái khám và điều chỉnh phác đồ phù hợp với tình trạng hiện tại.

Hãy lập tức đi khám nếu bạn thấy có dấu hiệu bất thường nào ở vú.

3.Bị áp xe ở ngực có nguy hiểm không?

Áp xe vú sau sinh là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ, chất lượng sữa cho con, và tiềm ẩn nhiều biến chứng đáng lo ngại. Cụ thể như sau:

  • Mất sữa: Khi ổ áp xe phát triển quá lớn, lan rộng và gây hoại tử mô tuyến vú, nó có thể làm mất khả năng tiết sữa của người mẹ.
  • Nhiễm trùng lan rộng: Ở những phụ nữ có sức đề kháng kém (đặc biệt là trong 3 tháng đầu sau sinh), áp xe ở vú có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng lan rộng sang các vùng lân cận. Một số trường hợp nghiêm trọng ghi nhận nhiễm trùng lan vào máu, gây suy thận và viêm cầu thận cấp, đe dọa tính mạng.
  • Hoại tử mô mỡ vú: Thường xảy ra khi ổ áp xe vỡ, dẫn đến hoại tử ngực. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, mẹ có thể phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm khuẩn huyết, rối loạn đông máu, suy thận, suy đa cơ quan, thậm chí hoại tử các chi, gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Viêm xơ tuyến vú và nguy cơ ung thư vú: Nếu bạn nhận thấy vú to nhanh bất thường nhưng không đau, kèm theo cảm giác mệt mỏi, suy nhược, hãy thăm khám sớm để được chẩn đoán và xét nghiệm tế bào bằng chọc hút hoặc sinh thiết, giúp phát hiện sớm nguy cơ ung thư vú.

Xem thêm:Ung thư vú: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

4.Các phương pháp điều trị áp xe ở vú 

4.1.Điều trị nội khoa

 Các phương pháp xâm lấn tối thiểu để dẫn lưu mủ bao gồm:

  • Chọc hút bằng kim dưới hướng dẫn siêu âm: Bác sĩ sẽ gây tê cục bộ vùng da trên áp xe và sử dụng siêu âm để xác định vị trí, sau đó đưa kim vào để dẫn lưu hoặc hút mủ.
  • Sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không (VABB): Với phương pháp VABB, chỉ cần một lần đưa kim, bác sĩ có thể hút triệt để ổ mủ áp xe. Điều này không chỉ giảm thiểu mức độ xâm lấn mà còn giúp bảo tồn tuyến vú và các mô lành xung quanh, đồng thời khắc phục tình trạng sẹo xấu thường gặp sau phẫu thuật.
  • Phẫu thuật dẫn lưu: Với các ổ áp xe lớn và phức tạp, cần rạch phẫu thuật để thoát mủ. Bác sĩ thực hiện vết cắt nhỏ, dẫn lưu và rửa sạch ổ áp xe. Sau đó, có thể khâu vết mổ và đặt một dây gạc nhỏ để thoát mủ tiếp tục. Băng ép bên ngoài giúp hút mủ ra ngoài.

4.2.Điều trị ngoại khoa

Kháng sinh: Các loại kháng sinh như penicillin, erythromycin và cephalosporin thường được dùng để điều trị nhiễm trùng. Vi khuẩn gây ra áp xe ở ngực phổ biến nhất là Staphylococcus Aureus, sống thường trực trên da.

Tự chăm sóc: Các biện pháp hỗ trợ bao gồm:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Uống nhiều nước để giữ cơ thể luôn đủ nước.
  • Chườm lạnh giúp giảm đau và khó chịu.
  • Sử dụng thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen hoặc NSAID để hạ sốt và giảm đau.

Thời gian phục hồi sau điều trị áp xe vú có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và việc áp xe có tái phát hay không.

5.Biện pháp phòng ngừa áp xe vú

Một số biện pháp phòng ngừa áp xe vú được khuyến cáo bao gồm:

  • Giữ gìn vệ sinh vùng vú thật tốt trước và sau khi cho con bú. Hãy đảm bảo trẻ bú đúng cách, không để trẻ ngậm và nhai vú lâu. Cần tránh tình trạng sây sát và rạn nứt ở đầu núm vú.
  • Khi gặp tình trạng tắc tia sữa, mẹ nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, giúp thông tia sữa một cách hiệu quả.
  • Thực hiện massage nhẹ nhàng bầu vú hàng ngày để làm tan sữa đọng lại, từ đó giảm nguy cơ tắc tia sữa.
  • Khuyến khích cho bé bú mẹ và tránh việc cai sữa sớm. Trong quá trình cai sữa, mẹ chỉ nên từ từ giảm lượng sữa tự nhiên hàng ngày, không nên dừng cho bé bú đột ngột.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ về áp xe vú có nguy hiểm không, từ đó có thể chủ động phòng ngừa để tránh những biến chứng nghiêm trọng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hay băn khoăn nào, hãy liên hệ với hotline của Viện Giáp Vú Gan để được các chuyên gia hỗ trợ tận tình!

Để đặt lịch thăm khám và điều trị  xin vui lòng liên hệ:

  VIỆN GIÁP VÚ GAN – BS LÊ LÝ TRỌNG HƯNG

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *