Bệnh viêm tuyến giáp có nguy hiểm không? Phân loại và cách phòng ngừa

Cập nhật lần cuối: 25-07-24 bởi BS. Lê Lý Trọng Hưng

Bệnh viêm tuyến giáp có thể gây ra tình trạng suy giáp hoặc cường giáp, điều này làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của người bệnh. Tại Mỹ, ước tính có khoảng 20 triệu người mắc bệnh viêm giáp. Trong bài viết này, Viện Giáp Vú Gan sẽ giải đáp viêm tuyến giáp có nguy hiểm không? Phân loại và cách phòng ngừa

1.Viêm tuyến giáp là bệnh gì?

Bệnh viêm tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp bị viêm, dẫn đến tuyến giáp giảm hoạt động (gọi là suy giáp) hoặc hoạt động quá mức (gọi là cường giáp) gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh.

Bệnh viêm giáp do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào tuyến giáp

Nguyên nhân xảy ra bệnh là do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào tuyến giáp, khiếm khuyết gen. Ngoài ra còn có một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh như:

  • Người ở độ tuổi trung niên và nữ giới thường dễ mắc viêm giáp Hashimoto hơn.
  • Trong gia đình bạn có người mắc bệnh lý tự miễn hoặc bệnh lý tuyến giáp bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh.
  • Người mắc bệnh tự miễn như tiểu đường tuýp 1, lupus ban đỏ toàn thân, viêm khớp dạng thấp.

Tuyến giáp viêm có thể diễn ra qua 3 giai đoạn, cụ thể:

  • Giai đoạn nhiễm độc tuyến giáp (cường giáp): đây là tình trạng tuyến giáp bị viêm và tiết ra hormone quá mức.
  • Giai đoạn suy giáp: Sau khi trải qua giai đoạn tiết quá nhiều hormone, lúc này tuyến giáp sẽ không đủ hormone để giải phóng, dẫn đến thiếu hormone tuyến giáp (còn gọi suy giáp).
  • Giai đoạn bình giáp: Ngay sau khi giai đoạn nhiễm độc, tuyến giáp sẽ tạm thời ổn định trước khi chuyển sang giai đoạn suy giáp hoặc hoàn toàn trở lại bình thường và phục hồi sau tình trạng viêm.

2.Viêm tuyến giáp có mấy loại?

Dựa vào nguyên nhân, triệu chứng, thời gian kéo dài của bệnh mà chia thành các loại như sau:

2.1.Viêm giáp Hashimoto 

Viêm giáp Hashimoto còn được gọi viêm giáp mạn tính, đây là dạng bệnh phổ biến nhất. Bệnh viêm giáp Hashimoto sẽ diễn tiến trong âm thầm, nếu không nhận biết kịp thời sẽ dẫn đến suy giáp vĩnh viễn. Thông thường người bệnh chỉ phát hiện tình cờ khi kiểm sức khỏe định kỳ hoặc một số trường hợp đi khám khi có biểu hiện của cường giáp hoặc suy giáp thoáng qua.

Tình trạng kéo dài, tuyến giáp bị phá hủy, không thể sản xuất đủ hormone cho cơ thể, người bệnh có những biểu hiện như: mệt mỏi, da khô, chịu lạnh kém, tăng cân không rõ nguyên do. Tuyến giáp sưng to lên gây bướu cổ, làm cho người bệnh có cảm giác nghẹn ở cổ họng.

Viêm giáp Hashimoto tiến triển chậm nên mất nhiều năm mới có thể phát hiện thường xảy ra ở phụ nữ 30 – 50 tuổi. Đây là bệnh mãn tính, hầu hết người bệnh đến giai đoạn suy giáp vĩnh viễn sẽ phải điều trị bằng thuốc thay thế hormone.

Sự rối loạn của hệ miễn dịch gây ra căn bệnh viêm giáp Hashimoto

2.2.Viêm giáp bán cấp

Có thể gây ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và mọi giới tính nhưng phổ biến ở phụ nữ từ 20 – 50 tuổi. Triệu chứng viêm giáp bán cấp thường làm cho tuyến giáp sưng lên nhanh chóng dẫn đến sốt, đau đớn và gây khó chịu ở cổ, tai, hàm. Ngay sau đó, tế bào tuyến giáp bị viêm gây rò rỉ lượng hormone giáp vào trong máu gây ra cường giáp. 

Viêm  giáp bán cấp do virus quai bị, adenovirus, nhiễm trùng đường máu haowjc cúm gây nên. Một số trường hợp bệnh có thể phát triển sau khi mang thai và sinh con.

Hầu hết các triệu chứng có thể khỏi sau một thời gian ngắn, nhưng đôi khi sẽ làm tuyến giáp hoạt động kém. Trong những trường hợp trở nặng, người bệnh có thể bị viêm tuyến giáp nhiễm trùng hoặc suy giáp vĩnh viễn.

Tiên lượng của tình trạng viêm giáp Hashimoto giữa những người bệnh khác nhau. Có thể điều trị trong thời gian ngắn hoặc tái phát hay phải vĩnh viễn dùng thuốc.

2.3.Viêm giáp cấp tính

Viêm giáp cấp tính thường do vi khuẩn gây ra. Tình trạng này hiếm gặp, thường xuất hiện ở những người có hệ miễn dịch suy giảm hoặc trẻ em bị suy giáp. Các triệu chứng bao gồm đau một bên cổ, sốt, ớn lạnh, khi sờ vào vùng cổ có cảm giác ấm hoặc nóng, nuốt đau và sưng hạch bạch huyết vùng cổ. Điều trị bằng kháng sinh có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Bệnh lý này có thể gây ra một số biến chứng, trong đó phổ biến nhất là áp xe, nhiễm trùng khu trú và khó điều trị bằng kháng sinh. Tình trạng có thể diễn biến nặng hơn, nhiễm trùng lan sang các bộ phận khác gần tuyến giáp, thậm chí nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị chảy máu bên trong ổ nhiễm trùng dẫn đến ổ nhiễm trùng sưng, tấy đỏ, đau nhức, chèn ép vùng cổ gây khó thở và suy hô hấp. Viêm giáp nhiễm trùng cấp tính thường có thể được điều trị bằng kháng sinh và thủ thuật dẫn lưu chất lỏng và mủ.

2.4.Viêm giáp Riedel

Bệnh viêm giáp Riedel, được giáo sư Bernhard Riedel phát hiện vào năm 1883, là một dạng viêm giáp mạn tính hiếm gặp, trong đó mô tuyến giáp bình thường bị thay thế bằng mô xơ hóa dày đặc. Quá trình xơ hóa có thể lan rộng và ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh, gây ra các triệu chứng như cứng cổ, khó thở, khàn giọng, khó nuốt và suy tuyến giáp. Điều trị bao gồm phẫu thuật, levothyroxin và các loại thuốc như tamoxifen và prednisone. Bệnh có thể liên quan đến một bệnh hệ thống liên quan đến IgG4 như viêm tụy tự miễn, giả u viêm hốc mắt hoặc viêm phổi kẽ.

2.5.Viêm giáp sau sinh

Đây là một tình trạng hiếm gặp, chỉ xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh con, xuất hiện trong vòng 6 tháng sau khi sinh. Khi các tế bào miễn dịch tấn công tuyến giáp, nồng độ hormone tuyến giáp tăng tạm thời. Sau vài tuần, nồng độ hormone tuyến giáp có thể trở lại bình thường, giảm nhẹ hoặc giảm nghiêm trọng. Tùy thuộc vào mức độ thiếu hụt và đánh giá lâm sàng của bác sĩ, người bệnh có thể cần điều trị bằng hormone thay thế.

Không phải tất cả phụ nữ mắc viêm tuyến giáp sau sinh đều trải qua cả hai giai đoạn này. Thông thường, nồng độ hormone tuyến giáp sẽ hồi phục trong vòng 12 tháng sau khi sinh, chỉ một số ít trường hợp gặp phải tình trạng suy giáp vĩnh viễn.

2.6.Viêm tuyến giáp không đau

Viêm tuyến giáp không đau, còn được gọi là viêm tuyến giáp lympho bào thầm lặng, xảy ra ở 5% – 10% phụ nữ sau sinh. Bệnh có các biểu hiện tương tự như viêm giáp sau sinh nhưng đặc trưng bởi hiện tượng sưng tuyến giáp không gây đau, thường xuất hiện trong khoảng 12 – 16 tuần sau sinh.

Phụ nữ mắc viêm giáp không đau thường trải qua giai đoạn hormone tuyến giáp tăng quá mức tạm thời, sau đó chuyển sang giai đoạn suy giáp. Sau 12 – 18 tháng, nồng độ hormone tuyến giáp thường trở lại ổn định. Chỉ một số ít trường hợp gặp phải tình trạng suy giáp vĩnh viễn.

2.7.Viêm tuyến giáp do nhiễm trùng

Là một loại bệnh hiếm gặp ở tuyến giáp do nhiễm trùng. Thông thường, nguyên nhân gây ra bệnh là do các vi khuẩn gram dương như tụ cầu vàng hoặc Streptococci. Ngoài ra, các vi khuẩn gram âm liên quan đến vùng hầu họng cũng có thể gây ra tình trạng này. Ít gặp hơn, viêm tuyến giáp cấp tính có thể do vi khuẩn mycobacteria hoặc nấm gây ra, thường xảy ra ở những người bị suy giảm hệ miễn dịch. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn.

3.Bệnh viêm tuyến giáp có nguy hiểm không?

Để trả lời câu hỏi  bệnh viêm tuyến giáp có nguy hiểm không, người bệnh cần nắm rõ các biến chứng của bệnh này. Như đã đề cập trước đó, viêm giáp được chia thành nhiều loại với nguyên nhân, triệu chứng và phác đồ điều trị khác nhau. Trong đó, viêm giáp mạn tính Hashimoto được nghiên cứu nhiều nhất vì nó là nguyên nhân chính dẫn đến suy giáp.

Nếu bệnh nhân phát hiện bệnh muộn và không điều trị kịp thời, có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:

  • U tuyến giáp: Tuyến giáp bị kích thích kéo dài sẽ dẫn đến phì đại và hình thành u tuyến giáp, gây khó nuốt, khó thở và gây mất thẩm mỹ.
  • Bệnh lý tim mạch: Suy giáp kéo dài sau viêm giáp gây rối loạn mỡ máu, dẫn đến xơ vữa động mạch và nguy cơ các bệnh lý nghiêm trọng như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Suy giáp nặng cũng có thể làm bóng tim to hơn, tràn dịch màng tim và suy tim.
  • Bệnh tâm lý-thần kinh: Trầm cảm sau viêm giáp có thể xuất hiện sớm và tiến triển nặng dần. Viêm giáp mạn tính Hashimoto còn ảnh hưởng đến khả năng tình dục ở cả nam và nữ, gây suy giảm trí nhớ, giảm sự tập trung và mất ngủ.
  • Rối loạn nội tiết: Ở phụ nữ, viêm giáp kéo dài không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây rối loạn kinh nguyệt, tăng nguy cơ vô sinh.
  • Dị tật bẩm sinh: Phụ nữ mang thai bị viêm tuyến giáp mãn tính nếu không bổ sung đầy đủ hormon giáp sẽ có nguy cơ cao con mắc các dị tật bẩm sinh về não, tim, thận… Trẻ sinh ra có thể chậm phát triển trí tuệ và thể chất. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị kịp thời từ những tuần đầu mang thai, nguy cơ dị tật ở trẻ sơ sinh sẽ tương đương với người bình thường

Viêm tuyến giáp gây ảnh hưởng đến không nhỏ đến sức khỏe người bệnh

Xem thêm: Tuyến giáp là gì? Các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp

4.Cách phòng ngừa bệnh viêm tuyến giáp

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Để phòng ngừa và phát hiện sớm căn bệnh này, chúng ta cần tuân thủ những điều sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lối sống lành mạnh
  • Thường xuyên rèn luyện cơ thể với các bài tập phù hợp.
  • Học cách quản lý căng thẳng.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc.
  • Thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần.
  • Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh, người bệnh cần tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để có thể hồi phục nhanh chóng.

Bệnh viêm tuyến giáp là căn bệnh khá phổ biến, nhưng thường chỉ phát hiện ở giai đoạn muộn, do triệu chứng khởi phát khá âm thầm, các dấu hiệu bệnh rất chung dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Đến khi trở nặng chức năng tuyến giáp đã bị giảm, khiến việc điều trị khó khăn và kéo dài. 

Hướng đến mục tiêu tầm soát phát hiện sớm các bệnh lý tuyến giáp, Viện Giáp Vú Gan đang trở thành địa chỉ uy tín cho người bệnh. Để trở thành nơi đáng tin cậy, Viện Giáp Vú Gan đã quy tụ các chuyên gia đầu ngành, kinh nghiệm dày dặn, từng điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh lý phức tạp. 

Để đặt lịch thăm khám và điều trị  xin vui lòng liên hệ:

  VIỆN GIÁP VÚ GAN – BS LÊ LÝ TRỌNG HƯNG

Bài viết trên mà Viện Giáp Vú Gan vừa chia sẻ đã giải đáp cho thắc mắc bệnh viêm tuyến giáp có nguy hiểm không? Mong rằng đã cung cấp cho bạn đọc những thông hữu ích.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *